Tin Tức & Sự kiện
Big data là gì? Đặc điểm và ứng dụng trong công nghệ số hiện nay
04/08/2021 07:08:24
Big data là gì?
Big data hay còn gọi là dữ liệu lớn. Đây là hệ thống dữ liệu được tập hợp có khối lượng khổng lồ và phức tạp. Big data bao gồm hệ thống các dữ liệu có cấu trúc hoặc bán cấu trúc. Nhờ có hệ thống dữ liệu này mà các doanh nghiệp có thể tìm hiểu và biết được insights của khách hàng.
Đặc điểm của Big data là gì?
Các đặc điểm để quy định một hệ thống dữ liệu là Big data
- Volume (độ lớn): ở đây được xem là khối lượng, dung lượng của dữ liệu. Tập hợp một hệ thống dữ liệu lớn và khổng lồ thì được xem là Big data.
- Variety (tính đa dạng): Bao gồm tất cả các loại dữ liệu khác nhau từ text, hình ảnh, chữ, số, video, âm thanh, … bất kể là bán cấu trúc, có cấu trúc hay không cấu trúc.
- Velocity (tính gia tăng): đảm bảo được yếu tố gia tăng dữ liệu theo thời gian. Sự gia tăng này đảm bảo cực kì lớn.
Một vài ví dụ về Big data
Có thể bạn sẽ nghe nhiều thông tin về Big data như trên nhưng vẫn không hình dung và định hình được Big data là gì? Dưới đây là các ví dụ điển hình về dữ liệu lớn để bạn hình dùng về nó rõ ràng hơn.
- Các dữ liệu trên mạng xã hội: Mạng xã hội như facebook với hàng tỷ người dùng trên khắp thế giới. Tất cả hình ảnh, video, chữ, số, tổng lượt like, share hay thả icon, comment của người dùng đều được hệ thống lưu lại. Hệ thống lưu trữ dữ liệu của facebook là một hệ thống Bigdata.
- Nền tảng Google và các nền tảng tìm kiếm khác: Các bài viết trên công cụ tìm kiếm google đều được lưu trữ vào hệ thống. Khi người dùng search tìm kiếm thì dữ liệu sẽ được lấy từ hệ thống dữ liệu này. Hệ thống lưu trữ dữ liệu tìm kiếm của google chính là Big data.
- Dữ liệu từ camera lắp đặt trên đường phố hay hộp đen trên oto, máy bay đều là những dữ liệu lớn. Chúng ghi lại các hình ảnh, âm thanh từ ngày này qua ngày khác trong một thời gian dài
Vai trò của Big data đối với doanh nghiệp
Big data là một hệ thống chứa tất cả mọi dữ liệu có thể lưu trữ, phân tích và thu thập thông tin từ hệ thống dữ liệu này.
Big data được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực hiện nay và hỗ trợ cho các công nghệ khác:
- Trong kinh doanh, sản xuất: Big data sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý được lượng thông tin dữ liệu khổng lồ của khách hàng. Nhờ vào sự phân tích chính xác, doanh nghiệp sẽ biết được khách hàng quan tâm đến vấn đề gì, lượng khách hàng tiềm năng, thông tin khác để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu. Từ đó, tăng được sự hài lòng, giữ chân khách hàng cũ, tăng thêm lượng khách hàng mới và giá trị thương hiệu.
- Hỗ trợ công nghệ AI – trí tuệ nhân tạo: Công nghệ trí tuệ nhân tạo phụ thuộc rất lớn vào Big data. Vì công nghệ AI sử dụng rất nhiều nguồn dữ liệu lớn để đáp ứng được người dùng. Một AI thông minh hay không cần có lưu trữ cho nó một dữ liệu lớn.
Các giải pháp bảo mật cho dữ liệu lớn Big data
Các hệ thống Big data đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số các dữ liệu này đều được lưu trữ trên nền tảng internet. Điều này sẽ làm cho các dữ liệu bị tấn công đánh cắp từ các hacker, mã độc, …
Vì vậy, cùng với việc xây dựng hệ thống Big data doanh nghiệp cũng cần phải trang bị cho mình hệ thống bảo mật thông tin dữ liệu.
Data Classification
Data Classification hay còn gọi là phân loại dữ liệu, đây là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình bảo mật hệ thống dữ liệu.
Bên cạnh đó, để việc sử dụng các dữ liệu được hiệu quả và nhanh chóng thì công việc phân loại là điều không thể thiếu đối với các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp.
Data Encryption
Bước tiếp theo sau khi phân loại dữ liệu chính là mã hóa. Việc mã hóa dữ liệu là điều cần thiết để tăng cường độ bảo mật cho các thông tin quang trọng.
Data Encryption chuyển đổi dữ liệu từ dạng này sang dạng khác hoặc khóa mã để chỉ những người có quyền truy cập vào khóa bí mật (còn gọi là khóa giải mã) hoặc mật khẩu mới có thể đọc được
Data Information Security
Data Information Security là một loạt các giải pháp bảo vệ thông tin dữ liệu được an toàn khỏi nguy cơ tấn công và truy cập trái phép nhằm đánh cắp thông tin.
Các giải pháp bảo mật thông tin dữ liệu doanh nghiệp cần có:
- Bảo mật đám mây
- Bảo mật cho các ứng dụng
- Bảo mật email
Data Loss Prevention
Data Loss Prevention hay phòng chống thất thoát dữ liệu là giải pháp giúp chống lại các cuộc tấn công mạng nhằm đánh cắp và phá hủy dữ liệu của hacker và các đối tượng mạng nguy hiểm.
Giải pháp DLP sẽ giúp nhận diện và phân loại dữ liệu nhạy cảm, đồng thời theo dõi và phát hiện các hành vi vi phạm những quy định được Tổ chức, doanh nghiệp ban hành, hoặc những vi phạm liên quan đến quy định của chính phủ và một số tiêu chuẩn quốc tế như PCI-DSS, HIPAA, GDPR, v.v…